Howard Schultz - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks sinh ngày 19/7/1953 trong một gia đình nghèo khó ở thị trấn Brooklyn, thành phố Seattle (Mỹ). Ngay từ bé, Howard Schultzra sức làm việc giúp gia đình và miệt mài học tập. Những cố gắng của cậu đã được báo đáp khi ước nguyện đầu tiên là thi đỗ vào Trường đại học Michigan.
Năm 1975, Howard Schultz xin vào Công ty Xerox làm việc. Sau 7 năm, Schultz vẫn là nhân viên quèn. Tình cờ năm 1982, Schultz vào làm việc cho Starbucks, ông chủ có cảm tình với chàng thanh niên nhanh nhẹn và ngay lập tức bổ nhiệm anh làm Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ. Với những chiến lược marketing độc đáo, chỉ trong ít năm, Howard Schultz đã tạo ra một thị trường cà phê khổng lồ tại nước Mỹ và độc chiếm luôn thị trường này bằng thương hiệu Starbucks.
Năm 2011, Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1 toàn cầu. |
Năm 2011, Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1 toàn cầu. Tiền thân của Starbucks là quán cà phê nhỏ lẻ do 3 nhà khoa học là giáo sư Anh ngữ Baldwin, giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng lập ngày 30/3/1971 tại Seattle với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh cà phê Alfred Peet. Cả 3 đã lấy cảm hứng từ chủ doanh nghiệp – Ông Alfred Peet để bán hạt cà phê chất lượng cao và các loại thiết bị xay cà phê. Mục tiêu của họ lúc đầu không phải là kinh doanh, mà chỉ là nơi tụ tập, hội họp bạn bè trong ngày thứ bảy, chủ nhật. Sự hình thành và đi lên vô cùng ngoạn mục của Starbucks được bắt đầu từ một tình cờ. Mùa hè năm 1983, giám đốc marketing Howard Schultz đi nghỉ tại châu Âu. Đến Ý, Howard lần đầu tiên được thưởng thức những chén cà phê Espresso thơm đặc và những ly cà phê Capuchino sóng sánh bọt sữa. Đi đâu ông cũng thấy có các quán bar cà phê. Và ở quán cà phê nào ông cũng thấy người dân đủ mọi tầng lớp khoan khoái thưởng thức vị đắng của từng giọt cà phê. Một ý tưởng đã lóe lên trong đầu nhà giám đốc marketing trẻ tuổi của Starbucks.
Tại sao ta lại không làm được như người Ý? Làm như thế Schultz sẽ vừa bán được nhiều cà phê hạt nhưng đồng thời vừa phát triển được thương hiệu, khuyến khích tiêu thụ cà phê. Ý tưởng phải tự mở các quán cà phê đã theo đuổi Howard Schultz từ đó. Quyết tâm nhưng rất bài bản, Howard Schultz lập hẳn một kế hoạch kinh doanh để thử nghiệm. Sau vài tháng chuẩn bị, năm 1984, quán cà phê Starbucks đầu tiên được mở tại Seattle. Sự hưởng ứng của những người dân Seattle đã làm Howard Schultz thêm phần tự tin và quyết tâm với ý tưởng mở quán cà phê. Sau thời gian có kinh nghiệm, cũng như có mạng lưới khách hàng rộng rãi và tài chính cho phép, năm 1986, Schultz đã tách ra mở quán cà phê riêng của mình.
Năm 1987, Schultz mua lại toàn bộ Công ty cà phê Starbucks. Năm 1992, Starbucks lên sàn giao dịch tại Thị trường chứng khoán New York. Dưới sự chỉ đạo của ông chủ Schultz, kể từ đó Starbucks bắt đầu nổi tiếng khắp nước Mỹ và Canada, đồng thời trở thành một Tập đoàn hùng mạnh. Vào giữa những năm 1990, Starbucks bắt đầu vươn xa khỏi nước Mỹ và Canada ra toàn cầu. Starbucks đã trở thành tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới với 17.800 cửa hiệu rải khắp 49 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tập đoàn Starbucks chẳng những kinh doanh cà phê mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Lúc đầu là cà phê uống, cà phê hạt, cà phê chế biến, cà phê gói... Tiếp đó cà phê kèm với các loại bánh điểm tâm buổi sáng, dần mở rộng sang lĩnh vực khác như “cà phê âm nhạc”, “cà phê phim ảnh”, “cà phê đọc sách”, quán cà phê với các loại kem nổi tiếng, “cà phê internet”… theo sở thích của khách hàng và nhu cầu xã hội các nước.
Giờ đây Starbucks đã trở thành tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới với 17.800 cửa hiệu rải khắp 49 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó 11.000 quán ở Mỹ, 1.000 quán ở Canada, hơn 800 quán ở Nhật Bản, 150 quán ở Thổ Nhĩ Kỳ… với hơn 50.000 nhân viên. Trong mấy năm qua, Howard Schultz đều được các tạp chí như nổi tiếng như “Forbes”, “Fortune” vinh danh trên Bảng vàng các CEO tài ba.
Theo Giáo Dục Việt Nam