Đây là hình ảnh đoàn đông quản lý trật tự đô thị vây bắt một nhân viên Phin cà phê và lập biên bản cho rằng bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, trong lúc người nhân viên này ở trong khuôn viên tòa nhà Kummo như chúng ta đã thấy.
Quản lý trật tự đô thị vây bắt một nhân viên Phin cà phê |
Nghĩa Phạm, chủ Phin cà phê từ bỏ nghề báo và Studio ảnh cưới để khởi nghiệp bằng một dự án nhỏ, bạn ấy khoe với tôi rằng niềm vui lớn nhất là được làm theo sở thích, mộng ước và giúp đỡ nhiều bạn trẻ như mình có công ăn việc làm.
Nhưng ít lâu sau, Nghĩa Phạm tâm sự bị phường làm khó, tôi hỏi có cần can thiệp không hay đấu tranh cho lẽ công bằng cho chính mình và cộng đồng khởi nghiệp trẻ. Nghĩa Phạm chọn phương án 2. Và giờ đây, người và cơ quan làm khó Nghĩa Phạm phải ra hầu tòa, một việc mà Nghĩa Phạm không hề muốn vì nó sẽ đem rắc rối lâu dài, “nhưng đó là lẽ phải cần làm”.
-Tôi khởi nghiệp dự án #phinncafe #phincafe từ đồng vốn vay và có trả lại từ Quỹ khởi nghiệp TP.HCM trực thuộc UBND TP,HCM, nên tôi quý từng đồng từng cắc kiếm được nên mỗi chi phí phát sinh hằng tháng tôi rất đắn đo.
Không lý do gì chúng tôi hoạt động ngành nghề được pháp luật công nhận, kinh doanh đúng pháp luật nhưng phải liên tục bị hù dọa, chèn ép quấy rối nhằm mục đích cuối cùng là phải chung chi tiền tháng cho Trật tự đô thị do trực tiếp ông Võ Quốc Hưng, phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé điều hành.
Việc bị chèn ép diễn ra trong một thời gian dài, nhờ sự kết nối của chị Bí thư Bến Nghé, tôi đã có buổi ngồi chia sẻ cùng ông Hưng, Phó chủ tịch Bến Nghé. Ông tỏ vẻ lắng nghe, hướng dẫn công ty nên giao hàng đứng vào khu vực tòa nhà, một mặt lại cho nhân viên tiếp tục chèn ép, hù dọa tần suất ngày càng nhiều hơn.
Điều đau nhất và buồn nhất chính là Trật tự đô thị liên tục mạt sát, hù dọa các bạn nhân viên của #phincafe. Tôi nhìn ánh mắt các bạn, tôi hiểu được lòng tự trọng của các bạn sinh viên dành thời gian đi làm thêm sau những buổi học tại giảng đường nhưng lại bị đối xử thiếu tôn trọng bằng những lời nói khiếm nhã.
Các bạn kiếm tiền một cách chân chính bằng công sưc các bạn, Trật tự đô thị không thể vị vào lý do dẹp lòng lề đường, làm đep đường phố để có thể có những lời nói thiếu tôn trọng như những kẻ vô học, đầu đường xó chợ.
Tại Việt Nam, hình thành Trung tâm khởi nghiệp thì phải hình thành thêm Trung tâm bảo vệ giới khởi nghiệp. Nếu không sẽ mãi bị cản trở, và dù thanh niên được gieo mầm tinh thần khởi nghiệp từ nhà trường thì sẽ vẫn "chết từ trong trứng nước" khi đối đầu với những cái sai từ những người bảo vệ lợi ích nhóm của họ.
-------------
Vụ kiện này đã gần 01 năm, tôi đã phải hơn:
- 10 lần lên UBND Bến Nghé.
- 20 lần lên Tòa án Q1 để chỉnh sửa vì bị liên tục trả Đơn khởi kiện.
- Chi phí khám chữa bệnh vì stress.
- Mệt mỏi đi giải thích với nhà đầu tư.
- Bị hăm dọa liên tục tại địa phương.
Nếu như tôi, anh (chị) sẽ chấp nhân chung chi hằng tháng hay quyết tâm đưa vụ việc ra Tòa?
A. Chung chi cho Trật tự đô thị để yên thân làm ăn.
B. Chấp nhận mọi thứ để đưa vụ việc ra Tòa.
Xem ra con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ hay làm ăn kinh doanh của người bình thường cũng đầy gian nan, chúng ta phải chọn 1 trong 2 : “nôn” tiền ra để yên thân làm ăn hay đấu tranh cho lẽ công bằng?
Bài viết từ nhà báo Hoàng Linh