Trong giai đoạn 2004-2020, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của Hồ Chí Minh giảm liên tục từ 29% xuống chỉ còn 18%, trong khi tỷ lệ này của Hà Nội tăng từ 32% lên 42% (xem đồ thị).
Tỷ lệ ngân sách được giữ lại của Hà Nội và Hồ Chí Minh |
Như vậy, đô thị lớn nhất và đầu tầu kinh tế cả nước đột ngột bị thắt lưng buộc bụng. Dù động cơ của chính sách này là tận thu ngân sách hay là gì khác thì đây cũng sẽ là một quyết định sai lầm, làm suy giảm tăng trưởng không chỉ của HCM mà còn của cả nước.
Đồng thời, theo kế hoạch, sau khi hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán thì trụ sở mới sẽ đặt tại Hà Nội. Như vậy, HCM - trung tâm tài chính lớn nhất nước - sẽ không còn Sở giao dịch chứng khoán. Điều này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế của TP.HCM do mất đi một phần hiệu ứng cụm ngành (cluster effect), trong khi gia tăng chi phí giao dịch (transaction costs).
Như vậy, Hồ Chí Minh vừa bị cắt mạnh ngân sách, vừa chịu tổn thất đối với một trụ cột tăng trưởng, trong khi mỏi mòn xin “cơ chế mới” nhiều năm mà trung ương vẫn không cho. Một Chính phủ với sứ mệnh kiến tạo phát triển sẽ không thể để những điều này xảy ra với đô thị lớn nhất và đầu tầu kinh tế của mình.
Đồng thời, theo kế hoạch, sau khi hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán thì trụ sở mới sẽ đặt tại Hà Nội. Như vậy, HCM - trung tâm tài chính lớn nhất nước - sẽ không còn Sở giao dịch chứng khoán. Điều này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế của TP.HCM do mất đi một phần hiệu ứng cụm ngành (cluster effect), trong khi gia tăng chi phí giao dịch (transaction costs).
Như vậy, Hồ Chí Minh vừa bị cắt mạnh ngân sách, vừa chịu tổn thất đối với một trụ cột tăng trưởng, trong khi mỏi mòn xin “cơ chế mới” nhiều năm mà trung ương vẫn không cho. Một Chính phủ với sứ mệnh kiến tạo phát triển sẽ không thể để những điều này xảy ra với đô thị lớn nhất và đầu tầu kinh tế của mình.
Bài viết của Vu Thanh Tu Anh