Trong khi Thế giới Di động chỉ mất 10 giây để thay bảng giá bán lẻ với thao tác nhập dữ liệu và ấn nút Enter, FPT Shop phải làm từ A đến Z từ công đoạn lấy giá bán của đối thủ, in giá mới ra, bỏ điện thoại/phụ kiện trên giá xuống, thay giá mới cho cả chuỗi cửa hàng…
Ông Trương Gia Bình (ảnh trái) và ông Nguyễn Đức Tài (ảnh phải) |
Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – rất tự hào vì có một việc rất nhỏ nhưng các hãng bán lẻ điện máy khác suốt 10 năm qua không ai bắt chước được, kể cả FPT Shop. Đó là thay bảng giá bán lẻ.
Thay bảng giá bán lẻ - chuyện tưởng như đơn giản nhưng trước nay luôn làm khó các điểm bán lẻ. Công việc thường nhật của các điểm bán lẻ là: mỗi sáng, lấy giá của đối thủ cạnh tranh rồi giảm giá xuống một chút rồi bán ra theo giá mới.
Việc đổi bảng giá này sẽ gồm các công đoạn lấy giá bán của đối thủ, in giá mới ra, cắt theo kích cỡ chuẩn, bỏ điện thoại/phụ kiện trên giá xuống, thay bảng giá mới.
Nếu điểm bán lẻ chỉ có 1 cửa hàng/siêu thị điện máy thì các công đoạn này vẫn có thể kiểm soát được, dù mất thời gian.
Nhưng khi có đến vài trăm siêu thị trên toàn quốc, công đoạn thay bảng giá sẽ vô cùng vất vả. Chưa kể, giả sử chuỗi bán lẻ điện máy có 300 siêu thị, 270 siêu thị đổi bảng giá rồi mà 30 siêu thị còn lại vẫn chưa đổi thì công ty rất đau đầu.
“FPT đang tốn 1 tuần lễ để thay bảng giá, trong khi Thế giới Di động chỉ tốn 10 giây. Không ai phản ứng với giá nhanh bằng họ. Khi giá lên/xuống, họ đã cập nhật giá toàn hệ thống khi đối thủ còn chưa kịp phản ứng”, ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam – cho biết tại hội thảo Xây dựng mô hình kinh doanh diễn ra cuối tuần trước.
Thế giới Di động đã làm cách nào?
Thay vì in bảng giá bằng giấy, Thế giới Di động sử dụng bảng giá điện tử. Mỗi lần nhập giá vào bảng excel, chỉ cần một thao tác Enter là bảng giá điện tử thay đổi đồng loạt.
Xét về mặt kỹ thuật, câu chuyện này rất đơn giản.
Chỉ cần có database, kết nối với các bước lấy giá từ bên ngoài vào, có wifi phủ gửi tín hiệu từ database tới từng siêu thị và siêu thị phủ tới từng bảng giá điện tử để cập nhật liên tục, là được. Nhưng ông Tài tự hào trong suốt 10 năm qua, chưa có một đơn vị bán lẻ nào bắt chước được giải pháp được coi là cỏn con này của Thế giới Di động.
“Đổi mới sáng tạo (Innovation) là cái tôi thấy trên thị trường rất thiếu. Câu chuyện nhỏ nhoi của Thế giới Di động tôi đã chia sẻ nhiều lần, giải pháp đó cũng có thể coi như Innovation, nhưng tới thời điểm hiện nay, chưa có ai làm được”, CEO Microsoft Việt Nam giãi bày.
“Nói ra thì ai cũng biết, nhưng không ai làm”.
Kể về câu chuyện trên, ông Tài cho biết: “Đây chỉ là một cái quá nhỏ trong vô số cái know-how của Thế giới Di động mà nào có ai làm được. Đấy chỉ là giải pháp kỹ thuật, chưa nói đến câu chuyện niềm tin. Cái đổi khó nhất là đổi niềm tin của con người, còn thay đổi kỹ thuật thì dễ hơn nhiều. Vậy mà 10 năm qua, chưa một ai làm được”.
Đổi mới sáng tạo, theo lý thuyết, có thể là giải pháp kỹ thuật hay sản phẩm. Còn theo ông Trí, quan trọng nhất, nhất là đối với Startup, là chúng ta đưa ra sản phẩm cuối cùng tới khách hàng như thế nào.
“Sản phẩm cuối cùng của một quán cà phê thì nó không chỉ là ly cà phê, mà là trải nghiệm khi bước vào quán cà phê của khách hàng thế nào, trải nghiệm khi rời quán cà phê trở về nhà là thế nào”.
“Các bạn phải luôn nhớ ai là người trả tiền cho các bạn thì đó là người quan trọng nhất. Chính khách hàng mới là người quan trọng nhất”, ông Trí nói.
Thay bảng giá bán lẻ - chuyện tưởng như đơn giản nhưng trước nay luôn làm khó các điểm bán lẻ. Công việc thường nhật của các điểm bán lẻ là: mỗi sáng, lấy giá của đối thủ cạnh tranh rồi giảm giá xuống một chút rồi bán ra theo giá mới.
Việc đổi bảng giá này sẽ gồm các công đoạn lấy giá bán của đối thủ, in giá mới ra, cắt theo kích cỡ chuẩn, bỏ điện thoại/phụ kiện trên giá xuống, thay bảng giá mới.
Nếu điểm bán lẻ chỉ có 1 cửa hàng/siêu thị điện máy thì các công đoạn này vẫn có thể kiểm soát được, dù mất thời gian.
Nhưng khi có đến vài trăm siêu thị trên toàn quốc, công đoạn thay bảng giá sẽ vô cùng vất vả. Chưa kể, giả sử chuỗi bán lẻ điện máy có 300 siêu thị, 270 siêu thị đổi bảng giá rồi mà 30 siêu thị còn lại vẫn chưa đổi thì công ty rất đau đầu.
“FPT đang tốn 1 tuần lễ để thay bảng giá, trong khi Thế giới Di động chỉ tốn 10 giây. Không ai phản ứng với giá nhanh bằng họ. Khi giá lên/xuống, họ đã cập nhật giá toàn hệ thống khi đối thủ còn chưa kịp phản ứng”, ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam – cho biết tại hội thảo Xây dựng mô hình kinh doanh diễn ra cuối tuần trước.
Thế giới Di động đã làm cách nào?
Thay vì in bảng giá bằng giấy, Thế giới Di động sử dụng bảng giá điện tử. Mỗi lần nhập giá vào bảng excel, chỉ cần một thao tác Enter là bảng giá điện tử thay đổi đồng loạt.
Xét về mặt kỹ thuật, câu chuyện này rất đơn giản.
Chỉ cần có database, kết nối với các bước lấy giá từ bên ngoài vào, có wifi phủ gửi tín hiệu từ database tới từng siêu thị và siêu thị phủ tới từng bảng giá điện tử để cập nhật liên tục, là được. Nhưng ông Tài tự hào trong suốt 10 năm qua, chưa có một đơn vị bán lẻ nào bắt chước được giải pháp được coi là cỏn con này của Thế giới Di động.
“Đổi mới sáng tạo (Innovation) là cái tôi thấy trên thị trường rất thiếu. Câu chuyện nhỏ nhoi của Thế giới Di động tôi đã chia sẻ nhiều lần, giải pháp đó cũng có thể coi như Innovation, nhưng tới thời điểm hiện nay, chưa có ai làm được”, CEO Microsoft Việt Nam giãi bày.
“Nói ra thì ai cũng biết, nhưng không ai làm”.
Kể về câu chuyện trên, ông Tài cho biết: “Đây chỉ là một cái quá nhỏ trong vô số cái know-how của Thế giới Di động mà nào có ai làm được. Đấy chỉ là giải pháp kỹ thuật, chưa nói đến câu chuyện niềm tin. Cái đổi khó nhất là đổi niềm tin của con người, còn thay đổi kỹ thuật thì dễ hơn nhiều. Vậy mà 10 năm qua, chưa một ai làm được”.
Đổi mới sáng tạo, theo lý thuyết, có thể là giải pháp kỹ thuật hay sản phẩm. Còn theo ông Trí, quan trọng nhất, nhất là đối với Startup, là chúng ta đưa ra sản phẩm cuối cùng tới khách hàng như thế nào.
“Sản phẩm cuối cùng của một quán cà phê thì nó không chỉ là ly cà phê, mà là trải nghiệm khi bước vào quán cà phê của khách hàng thế nào, trải nghiệm khi rời quán cà phê trở về nhà là thế nào”.
“Các bạn phải luôn nhớ ai là người trả tiền cho các bạn thì đó là người quan trọng nhất. Chính khách hàng mới là người quan trọng nhất”, ông Trí nói.
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ