Có người thấy áp lực công việc ngành tài chính quá lớn, có cố gắng cũng chẳng ích lợi gì. Có người lại thẳng thắn thừa nhận, dù công ty có trả lương cao nhưng lại không cho thấy được tương lai tươi sáng trong ngành.
Nhân viên nghỉ việc đầu năm trở thành vấn đề nhứt đầu với chủ doanh nghiệp |
Trên thế giới này, ngày nào cũng có người bỏ công ty này, chạy sang công ty khác để kiếm việc mới. Bạn luôn tự hỏi: “Vì sao nhân viên của mình lại nhảy việc?”
Lúc bạn tiếc nuối, nổi giận hoặc thờ ơ với quyết định xin nghỉ của nhân viên, bạn có bao giờ nghĩ đến nguyên nhân sâu sa bên trong không? Lẽ nào người ta nghỉ chỉ vì chênh lệch tiền lương hoặc tính khí của bạn?
Đó là lý do ấu trĩ nhưng lại là cái cớ mọi người thường dùng nhất. Khi nghiên cứu 50,000 trường hợp liên quan, chúng tôi phát hiện rằng: Động cơ khiến một nhân viên ưu tú tìm việc mới, không phải vì tiền hay không chịu nổi ấm ức. Có người thường nói: “Ở lại đây tôi không thấy hi vọng.” Vậy hi vọng đó là gì?
Đôi khi những tội đồ trong lịch sử cũng không hẳn đã thiếu tiền. Tại sao một số người giàu lại phản bội đất nước của mình? Theo nghiên cứu, thì chẳng phải vì họ mưu cầu danh lợi, phần lớn lý do nằm ở “tư duy” và “đức tin”.
Fisher, trưởng phòng hành chính của WJS New York bị cuốn vào làn sóng nhảy việc diễn ra mạnh mẽ gần đây. Anh không hiểu công ty vẫn tăng lương nhiều hơn bình thường (bất chấp tình hình kinh doanh khó khăn) mà không ngăn nổi 12 nhân viên trụ cột liên tục từ chức trong vòng 4 tháng? Anh đã nghĩ rằng: “Chắc chắn có công ty săn đầu người nào đó muốn khoét chân tường của chúng tôi.”
Nhưng nghiên cứu những nhân viên nghỉ việc lại cho kết quả khác. Sự lo lắng của Fisher cũng có lý. Trong số 12 nhân viên từ chức, đúng là có 1 người nhận được lời mời của công ty săn đầu người. Tuy nhiên anh ta không nhận việc mà trở về quê, làm cố vấn tài chính cho một công ty kỹ thuật kiểu mới. Nói cách khác anh ta chọn con đường riêng, làm người hành nghề tự do.
11 nhân viên còn lại cũng có lý do riêng, khiến việc tăng lương cũng không thể “níu kéo” họ từ bỏ quyết tâm nghỉ việc. Có người thấy áp lực công việc ngành tài chính quá lớn, có cố gắng cũng chẳng ích lợi gì. Có người lại thẳng thắn thừa nhận, dù công ty có trả lương cao nhưng lại không cho thấy được tương lai tươi sáng trong ngành.
Chúng tôi đã từng làm ba nghiên cứu quy mô lớn về vấn đề từ chức ở Mỹ, để phân tích lý do nhân viên nhảy việc. Đại khái có 8 nhân tố thúc đẩy việc từ chức, đi tìm việc mới.
Vì muốn khởi nghiệp
Những người từ chức vì lý do này thường là người tỉnh táo, họ làm công việc hiện tại với mục đích rõ ràng: để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp sau này. Đợi đến khi họ nắm được tình hình trong ngành, hiểu rõ một số tiêu chí như quy ước, chế độ, kỹ thuật, chi phí,... Đợi khi xây dựng được nền tảng, anh ta sẽ dứt áo ra đi.
Công ty dành ưu đãi cho người như thế cũng chẳng thu được gì. Bởi vì anh ta rất lý trí, anh ta không hứng thú với việc phát triển sự nghiệp lâu dài ở đây.
Vì muốn phát triển
Anh ta cho rằng mục tiêu phát triển của công ty không thống nhất với mục tiêu phát triển của bản thân, hoặc cũng có thể do công ty gây ảnh hưởng lớn đến không gian phát triển của anh ta. Để lo cho con đường phát triển của mình, khi có cơ hội thích hợp, anh ta sẽ rời bỏ bạn để đến một công ty phù hợp hơn.
Công ty đưa cho anh ta “quả táo” không có hương vị anh ta mong muốn. Bản thân anh ta cũng không muốn cam chịu, nên buộc phải ra đi.
Vì muốn thử thách và thăng chức
Loại người này ưa thử thách và mạo hiểm, anh ta muốn chinh phục những đỉnh cao mới trong cuộc đời nên luôn bước tới nơi có yêu cầu cao hơn. Anh ta cho rằng ở đây đã trải qua tất cả, nhưng không có chiếc bánh gato mới nào đáng để anh ta theo đuổi.
Vì lựa chọn khác
Có những người muốn thay đổi lĩnh vực công tác và tính chất ngành nghề, nhưng không tìm được vị trí phù hợp nên liên tục nhảy việc. Ví dụ sau 2 năm đi làm, một nhân viên Nhà nước chợt cảm thấy mình hợp với doanh nghiệp tư nhân hay đa quốc gia hơn là đốt thời gian ở môi trường khép kín này. Đó là động lực để anh ta nghỉ việc.
Với người như này, bạn phải để anh ta kiên trì với lựa chọn hiện tại, tịn rằng làm việc ở đây là bước đi đúng đắn nhất trong cuộc đời anh ta. Bằng không với tính cách đa nghi và do dự, sớm muộn khi phát hiện ra lý tưởng tan nát, anh ta cũng sẽ nghỉ việc.
Vì tiền
Với người coi tiền là mục tiêu, lương cao là nhân tố duy nhất có thể giúp bạn giữ chân anh ta. Một khi có người trả lương cao hơn, anh ta sẽ từ chức mà không hề do dự.
Nếu bạn không thể trả cho người này mức lương như anh ta mong muốn, hoặc bạn cho rằng năng lực của anh ta không đáng được nhận mức lương ấy, thì nên dứt khoát cho anh ta nghỉ việc, không cần lưu luyến.
Vì hành động theo cảm tính
Nhiều người thích làm việc theo cảm tính, thích thì làm, không thích thì lập tức quay mông bỏ đi. Họ luôn tin rằng cuộc sống phải “thuận theo quy luật tự nhiên”, nhưng trên thực tế, họ không hề có thực tế, không biết mình muốn cái gì. Hoặc cũng có thể nói, về căn bản họ không muốn nghĩ đến vấn đề này.
Vì thói quen
Có người luôn muốn có được cảm giác mới mẻ trong cuộc sống. Mục đích nghỉ việc của họ không phải là để thay đổi công việc, mà chỉ vì họ cảm thấy quá nhàm chán, vô vị nên muốn thoát khỏi môi trường làm việc cũ rích.
Loại người này có xu hướng thường xuyên nhảy việc, vì họ sợ những mối quan hệ phức tạp. Họ không muốn ép cuộc sống của mình đi vào khuôn khổ nào cả.
Vì lựa chọn bị động
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến nhảy việc là bị ép đến đường cùng. Nhân viên thường phát sinh mâu thuẫn trong môi trường công sở. Khi anh ta xảy ra tranh cãi với cấp trên hoặc đồng nghiệp, nếu bạn không xử lý ổn thỏa, có thể anh ta sẽ từ chức. Sai lầm trong công việc cũng là một nhân tố quan trọng khiến nhân viên chủ động xin nghỉ.
Tóm lại, bạn cần hiểu lý do và suy nghĩ của nhân viên khi muốn nhảy việc để đưa ra đối sách chính xác. Khi nhân viên chuẩn bị sơ yếu lí lịch, và đặc biệt quan tâm đến thông tin tuyển dụng của công ty khác, bạn hãy cẩn thận vì có thể anh ta sắp rời bỏ bạn, để đi tới ăn máng khác.
* Nội dung trích từ cuốn “Thuật tẩy não” của tác giả Cao Đức.
Bảo Dương
Theo Trí Thức Trẻ