Lớn lên trong thời đại chín muồi của công nghệ, thế hệ Z - những người sinh từ giữa thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000 - được các chuyên gia đánh giá là nhóm nhân tố có tầm ảnh hưởng quyết định của thị trường thương mại điện tử. Nói không ngoa, có thể cho rằng thời của thế hệ Z chính là thời của TMĐT.
Thế hệ Z – "khách ruột" của TMĐT
Lớn lên trong kỷ nguyên số, hơn ai hết, thế hệ Z là những ngời có khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhất những xu thế mới, đương nhiên trong đó phải kể đến TMĐT. Một cú click chuột – một món hàng như ý được giao đến tận tay – tiện lợi, nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian và kể cả công sức – tất cả những điểm cộng này đã tạo nên lực hấp dẫn quá lớn cho thị trường TMĐT.
Nói không ngoa, có thể xem thế hệ Z chính là nhóm "khách ruột" của thị trường TMĐT. So với việc phải "cất công" la cà khắp nơi cùng chốn mà chưa chắc mua được món đồ như ý, những con người trẻ thuộc thế hệ Z vốn chuộng tốc độ, ưa tiện ích và thích những trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ giờ đây sẽ chọn công nghệ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mình.
Cùng với sự tiện lợi, giá cả cũng là một trong những lý do khiến giới trẻ mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Có vẻ như mối quan hệ "cung – cầu" này đang làm "đẹp lòng" cả hai bên, bởi người mua thì ngày một đông hơn, còn các trang TMĐT Việt lại ngày một nhiều và xu hướng mua sắm trực tuyến vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nếu không muốn nói là ngày càng "hot" hơn.
TMĐT Việt – Muôn kiểu "lực hấp dẫn" với thế hệ Z
Với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 35%, tính tới năm 2016, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2016 đã đạt tới mốc 4 tỷ USD (theo Nielsen) và còn được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm tới. Không quá khó lý giải cho những con số "khủng" này bởi thị trường này không chỉ đáp ứng được nhu cầu mua sắm mạnh mẽ mà còn liên tục được mở rộng và biến chuyển không ngừng, tạo ra một "lực hấp dẫn" không hề nhỏ đối với một lượng lớn khách hàng.
Chưa hết, nhằm tăng sức cạnh tranh, nhiều trang TMĐT tại Việt Nam liên tục biến hoá và tung ra nhiều chiến lược "giữ chân" khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng ruột – thế hệ Z. Điểm qua một vài tên tuổi lớn như Lazada, Tiki, Shopee,… sẽ dễ dàng nhận thấy các trang TMĐT này rất chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, liên tục mở rộng mặt hàng từ B2C đến C2C, tối đa hóa tương tác giữa người mua và người bán, ngân hàng, doanh nghiệp… Chưa kể, nhiều trang TMĐT còn liên kết với nhiều đối tác để mở rộng mạng lưới dịch vụ, thường xuyên mở các chiến dịch flash sale, sale khủng, săn deal giá rẻ....
Người dùng ngày càng hưởng lợi từ các chiêu hấp dẫn của TMĐT
Với cách "biến hoá" như vậy, thị trường TMĐT Việt Nam đang phát triển theo hướng có lợi cho người dùng, đặc biệt thế hệ Z là nhóm người dùng hưởng lợi nhiều nhất. Hòa chung xu hướng, trang TMĐT Shopee cũng đang tung ra những chiến lược "móc ví" thế hệ Z cực kì khéo léo. Hợp tác với nhiều đối tác khác nhau để xây dựng nên hẳn một "hệ-sinh-thái-nhiều-bên-cùng-có-lợi" như Giaohangtietkiem, Delivery Now, Nhaccuatui, Mytour, Vntrip, Bestprice, Garena, Shopee đem đến nhiều ưu đãi về dịch vụ vận chuyển, ăn uống, du lịch,...
Thời gian gần đây, Shopee còn liên tục mang đến nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mà gần đây nhất là chương trình 99 Online Shopping Day diễn ra vào ngày 9.9: sản phẩm có mức giá từ 9.000 VNĐ, giá công phá Ở đâu rẻ hơn Shopee hoàn tiền, freeship cho đơn hàng có tổng giá trị từ 180k, chơi game săn ưu đãi... Shopee còn liên kết với các ngân hàng Sacombank, HSBC, VPBank, TPBank, LienVietPostBank, SeABank, ACB, Shinhan Bank…, cho phép chủ thẻ hưởng thêm ưu đãi khi thanh toán bằng Visa/ Mastercard.
TMĐT luôn biến hóa khôn lường nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Và trong tương lai, người dùng sẽ còn nhiều cơ hội hưởng lợi từ những thay đổi tích cực này.
Theo Quỳnh Anh
ICTNews