Nếu được lựa chọn một trong ba đại nhân vật thời Tam Quốc làm lãnh đạo của mình, bạn sẽ theo ai?
Đôi nét về ba đại nhân vật thời Tam Quốc
Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền có thể xem là ba ông chủ lớn của ba công ty lớn thời Tam Quốc. Ba người đều sở hữu một đặc điểm chung của những người lãnh đạo:
Thứ nhất: Lý tưởng lớn, mục tiêu rõ ràng.
Thứ hai: Có tài nhìn người và dùng người.
Thứ ba: Có sức hút mạnh mẽ từ góc độ nhân cách.
Đây cũng là ba nhân vật có thể đánh bại những đối thủ khác trong các cuộc quần hùng tranh phân, tạo nên thế chân vạc vững chắc. Tuy nhiên, họ cũng có những đặc điểm tính cách, năng lực và nền tảng để gây dựng sự nghiệp khác nhau.
Nhân vật Tào Tháo |
Đầu tiên là Tào Tháo.
Tào Tháo là nhân vật có tài năng có thể nói là toàn diện nhất. Hùng tài đại lược, vũ lực và mưu lược đều xuất chúng hơn người. Ông cũng là một mẫu lãnh đạo quyết đoán và lạnh lùng, người đời gọi là "kiêu hùng".
Về các phương diện như quy mô doanh nghiệp, thực lực vốn hay nhân tài, Tào Tháo đều chiếm ưu thế lớn.
Nhân vật Lưu Bị |
Thứ hai là Lưu Bị.
Năng lực bản thân của Lưu Bị thực ra không quá nổi bật nhưng ông có một ưu điểm xuất sắc nhất ít người sánh được, đó chính là có thể kiên nhẫn không bị dao động, đánh trận nào thua trận nấy song vẫn kiên trì đến cùng, không từ bỏ, chỉ số vượt khó, vượt qua nghịch cảnh rất cao.
Ngoài ra Lưu Bị cũng là nhân vật lãnh đạo biết dùng người. Các nhóm nhân vật trung tâm của ông đều là những người thực sự tài cán, văn thần có tài mưu lược, võ tướng có tài cầm quân, kinh nghiệm có thừa, cuối cùng cũng có được một phần thiên hạ.
Nhân vật Tôn Quyền |
Thứ ba là Tôn Quyền
Nói một cách nghiêm túc và khách quan thì Tôn Quyền được xếp vào hạng công tử nhà giàu, đã được đời cha ông đặt nền tảng từ trước.
Tuy nhiên vị công từ này không chỉ phát triển được cơ nghiệp đời cha để lại mà thậm chí còn đưa nó phát triển lên một cách lớn mạnh, bắc chống Tào Tháo, Tây đối phó Lưu Bị, giữ vững được một phần ba thiên hạ.
So với cha là Tôn Kiên và anh trai là Tôn Sách - những người giỏi võ nhưng hạn chế về mặt quản lý, Tôn Quyền sở hữu tính cách quyết đoán và rất biết dùng người.
Ông thực sự là một quản lý có tài, đến cả Tào Tháo cũng phải thốt lên lời tán dương "Tôn Quyền thật có bản lĩnh."
Chọn ai làm lãnh đạo?
Vậy thì, nếu được chọn một trong ba nhân vật trên làm lãnh đạo, bạn sẽ chọn ai: Tào Tháo, Lưu Bị hay Tôn Quyền và tại sao?
Thông thường, với phần lớn những người làm công ăn lương, khi lựa chọn một doanh nghiệp, họ sẽ lưu tâm nhiều nhất đến vài yếu tố sau:
1. Mức lương, đãi ngộ;
2. Tính chất công việc, không gian để họ có thể phát huy khả năng của bản thân;
3. Cơ hội phát triển nghề nghiệp;
4. Tương lai phát triển của doanh nghiệp;
5. Lãnh đạo.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ năm nhưng không ít người trong chúng ta đặc biệt quan tâm đến yếu tố người lãnh đạo này.
Có thể nói, đây là một nhân tố quan trọng, quyết định đến việc nhân viên có thể gắn bó, phát triển với doanh nghiệp được lâu dài hay không.
Khi Gia Cát Lượng về với Lưu Bị, Lưu Bị mới chỉ có bảy tám người, vũ khí cũng chẳng có là bao, thậm chí còn đang bị Tào Tháo đuổi đánh phải dạt đến Tây Tạng lánh nạn.
Có thể thấy, thứ mà Gia Cát Lượng cần lúc đó không phải là bổng lộc chức tước, vinh hoa phú quý mà có thể là bởi việc lựa chọn đó xuất phát từ giá trị quan và hoài bão lớn mà ông ấp ủ, và ông chọn một người lãnh đạo tin tưởng mình.
Sẽ có nhiều người lựa chọn Tào Tháo bởi họ cho rằng nhân vật này có phẩm chất đại nghĩa của một thiên tử, là doanh nghiệp nhà nước, có quy mô lớn, lợi ích tốt, công việc ổn định. Theo Tào Tháo, rủi ro sẽ ít và tiền đồ rộng mở hơn.
Cũng có nhiều người tình nguyện phục vụ cho Tôn Quyền vì nhiều đời nhà họ Tôn định cư tại Giang Đông, có sự vướng bận về gia quyến mà không muốn rời xa lập nghiệp.
Đồng thời, họ lo lắng nếu theo Tào Tháo hay Lưu Bị, có thể họ sẽ bị kỳ thị hoặc không được bố trí công việc, chức trách một cách công bằng.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta hãy bình tĩnh xem xét và hỏi lại bản thân một lần nữa: Rằng suy cho cùng, mình muốn gì?
Mỗi người đều có quan điểm về nghề nghiệp riêng biệt và theo đó, kế hoạch cũng như mục tiêu nghề nghiệp của họ là khác nhau.
Mỗi người lại có một thái độ với công việc, cuộc sống khác nhau, người muốn sống một cuộc sống "bình an là được" nhưng có những người theo đuổi, chinh phục đỉnh cao của thành công đến cùng.
Trong việc này, không có người sai kẻ đúng Nhưng dù thế nào, các bạn cũng cần phải nắm rõ nội tâm của bản thân, lắng nghe xem mình thực sự cần gì, muốn gì để có hành động và lựa chọn tốt nhất.
Theo Nguyễn Nhung
Trí Thức Trẻ