Với dân số hơn 93 triệu và đang đà tăng trưởng, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia tiềm năng trong phát triển công nghiệp thực phẩm với sức mua lớn.
Theo Hiệp hội Bia và Nước giải khát Việt Nam (VBA), trong năm 2015, tính riêng doanh thu ngành công nghiệp nước giải khát là hơn 30 nghìn tỷ đồng (1.3 tỷ USD). Trong khi Việt Nam nổi tiếng với văn hóa uống bia và đồ uống có cồn thì báo cáo của Desion Lab lại cho thấy điều ngược lại khi ngành này lại không tiệu thụ mạnh bằng những sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe, những thứ được phụ nữ rất yêu thích.
Báo cáo cũng cho thấy một người Việt trung bình một năm tiêu thụ 7.2 lít nước ngọt có ga, tăng hơn so với các năm trước. Các chuyên gia cũng gợi ý các nhãn hàng nên chú ý vào việc phát triển các sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe thay vì đồ ăn dựa trên sự nhảy cảm về giá. Theo khảo sát thì có 7% người lựa chọn đồ uống vì giá tiền so với 12% người chọn đồ ăn, nhưng so với đồ uống tốt cho sức khỏe thì lại có đến 13% người chọn chúng so với 7% người chọn đồ ăn.
Theo ông Katrin Roscher, Giám đốc Nghiên cứu của Decision Lab thì người Việt Nam có lẽ không cảm thấy thoải mái khi chi mạnh tiền cho việc ăn trưa hoặc ăn nhẹ trong khi họ sẽ vui vẻ chi tiền để vô một quán cafe hạng sang để mua một cốc cafe, một cốc trà hoặc bất cứ thức uống nào có lợi cho sức khỏe.
Bảng xếp hạng các loại hình giải khát của đối tượng nam giới ở Việt Nam |
Bảng xếp hạng các loại hình giải khát của đối tượng nữ giới ở Việt Nam |
Một vấn đề đang chú ý trong Báo cáo nữa là trong tương lai, thị trường sữa không chứa lactose sẽ rất phát triển khi mà nền ẩm thực của các nước Châu Á đang thịnh hành việc sử dụng các thực phẩm như sữa hoặc phô mai vô đồ ăn nhưng người Châu Á lại khó tiêu thụ được lactose nên hiện các loại sữa không chứa lactose đang bán rất chạy, ví dụ như người Hàn Quốc cho thêm phô mai tan chảy vào gà và mì ăn liền hoặc làm các món tráng miệng hay đồ ăn nhẹ như kem, bánh, sữa chua hoặc bánh quy.
Nguồn: Decision Lab