3 bức tranh như lời cảnh tỉnh: 20 tuổi vẫn nghèo, đó là bình thường; 30 tuổi vẫn nghèo, cần nỗ lực hơn nhưng 40 tuổi vẫn nghèo, tất cả là lỗi của bạn!

Mỗi sai lầm của quá khứ đều có thể đem lại hậu quả kéo dài tới hàng chục năm về sau, nếu không sớm ngày nhận ra và học cách thay đổi, bạn sẽ luôn "chôn chân" trong nghèo khó.
Giữa cuộc sống này, ở ngưỡng tuổi 20, bạn sẽ thấy nghèo khó không có tiền là một điều rất bình thường. Vào thời điểm này, rất nhiều người còn chưa bắt đầu bước chân ra ngoài xã hội, vẫn miệt mài học tập đằng sau những cánh cửa cao đẳng đại học, hoặc vừa tốt nghiệp trường nghề và bắt đầu xin học việc lương thấp ở khắp mọi nơi.

Tuổi trẻ dần trôi qua, đến năm 30 tuổi, vẫn nghèo khó, vẫn chưa có tiền trong tay, bạn bắt đầu cảm thấy đời sống gia đình khó khăn. Đừng nói là chu cấp cho vợ con một cuộc sống sung túc, đến việc nuôi sống bản thân và chi phí sinh hoạt thường ngày cũng đủ khiến bạn đau đầu nhức óc mỗi đêm trước khi đi ngủ. Những lúc này, điều duy nhất bạn có thể làm chỉ là không ngừng tự nhủ: Ngày mai phải nỗ lực nhiều hơn!

Thời gian ngày càng trôi nhanh, bước vào ngưỡng tuổi trung niên hơn 40, bạn đã trả giá 20 năm thanh xuân gắn liền với 20 năm nỗ lực không ngừng, vậy mà tại sao vẫn chẳng thể khá giả hơn? Rất có thể, bạn đã vô tình phạm phải 3 sai lầm sau đây trong quá khứ, để rồi ảnh hưởng cả tương lai chính mình:

01. Cơ hội luôn ở đó. Vấn đề là, bạn có thể nắm bắt hay không?
Tôi đã từng nghe rất nhiều người than phiền kể lể rằng, tại sao bạn bè xung quanh có người này người kia may mắn như vậy mà mình thì cứ xui xẻo mãi, lúc nào cũng phải làm việc miệt mài mà thành quả chẳng ra sao, chưa bao giờ có cơ hội thăng tiến. Thế nhưng, tình huống thực tế của những người đó lại là: Có rất nhiều cơ hội xung quanh, thậm chí còn đến ngay trước mắt khiến họ dễ dàng nhận ra, nhưng họ có cố gắng nắm bắt?


Mỗi cơ hội thăng tiến trong công việc đều đòi hỏi hiệu suất đạt đến một mức nhất định nào đó. Nếu bạn là người vượt qua mức hiệu suất đó, đương nhiên cấp trên sẽ chú ý tới năng lực và tích cực đề xuất bạn thăng chức.

Ngược lại, nếu hiệu suất của đồng nghiệp lớn hơn thì cơ hội thăng tiến sẽ được cấp trên dành cho họ. Nhưng cho dù không được thăng tiến, chỉ cần bạn không ngừng nỗ lực, bạn nhất định sẽ có ngày được "lọt vào mắt" của lãnh đạo và cấp trên. Đó cũng là một dạng cơ hội đáng quý.

Trong môi trường làm việc, nếu đủ tinh ý, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều cơ hội như vậy và việc mình cần làm chính là không ngừng giành lấy chúng. Mỗi cơ hội nhỏ sẽ là một nấc thang, người đã sẵn sàng có thể lập tức nắm bắt và leo lên trên, còn người không có gì trong tay thì mãi mãi chẳng nhận ra giá trị của chiếc thang này.

02. Cuộc sống khó khăn hay nhẹ nhàng dựa vào con đường bạn lựa chọn



Bên trái là cầu thang chỉ có duy nhất một người sử dụng, bên phải là thang máy chen chúc đông đúc tới nỗi không thể đứng nổi. Nếu bạn ở trong bức tranh, bạn sẽ chọn con đường nào? Đó là cách quyết định cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhàng hay khó khăn.

Những người lựa chọn thang máy, không cần nhấc chân, nó cũng sẽ tự động đưa họ tới đích. Tương tự với những người "không làm mà hưởng", "ngồi chơi xơi nước", họ chẳng muốn bỏ ra chút công sức nào mà vẫn đạt được thành quả. Con đường ấy tưởng chừng như dễ dàng nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Với những người lựa chọn thang bộ, mỗi ngày đều cố gắng tự lực bằng chính bước chân của mình, có thể bước chân của họ không lớn nhưng ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ đều không ngừng tiến lên và gặt hái thành quả ven đường một cách vững vàng, không có trở ngại, không người chen lấn. Con đường tưởng như khó khăn hơn hẳn nhưng lại dễ dàng đưa bạn tới đích thành công.

03. Đừng tự hủy hoại cơ hội và tương lai
Tất cả chúng ta đều có một cái thang, tên của cái thang ấy là Tài Nguyên. Với mỗi người khác nhau, Tài Nguyên cũng sẽ khác nhau, có thể là tiền bạc, là năng lượng hoặc là thời gian...

Một người không ngừng lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng không khác gì đang lãng phí Tài Nguyên của chính mình, tương đương với việc chặt thang để đốt lửa. Ngược lại, với những ai biết tận dụng nguồn Tài Nguyên của mình để đầu tư và kinh doanh, họ có thể không ngừng tạo ra nhiều giá trị Tài Nguyên hơn nữa để biến chiếc thang của riêng mình ngày càng to lớn hơn, đưa họ lên tới những đỉnh cao mới và thành công hơn.

Người ta có câu: "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người." Muốn bản thân trưởng thành như một đại thụ chọc trời, đủ bản lĩnh, đủ năng lực, che gió che mưa mà không quản ngại khó khăn vất vả, chúng ta phải bắt đầu thay đổi chính mình càng sớm càng tốt. Đừng để đi qua độ tuổi 20, chạy qua ngưỡng cửa 30, rồi đặt chân tới giai đoạn trung niên, chúng ta mới hối hận vì những sai lầm từng làm trong quá khứ.

Theo Dương Mộc
Trí Thức Trẻ
0 Nhận xét