Bài viết bên dưới sẽ giải thích: Tại sao Đường Tăng "vô dụng" lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép lại trở thành làm công?
Đường Tăng "vô dụng" kém tài, tại sao lại trở thành người lãnh đạo? |
4 điều rút ra sau đây sẽ cho bạn một bài học quý báu trong cuộc sống, công việc kinh doanh đặc biệt là những người đang làm ở vị trí quản lý.
1. Niềm tin tối cao.
Cái đầu tiên mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là niềm tin tối cao.
Đường Tăng luôn tiến về phía trước bằng niềm tin cao nhất của mình, dù có hi sinh tính mạng không từ bỏ, nhưng Ngộ Không thì không thể. Anh ta năng lực tốt, nhưng không kiên định vào mục tiêu của mình, nhiều lần đánh trống bỏ dùi. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đồng đội anh ta cũng tan vỡ theo. Với những người không có đủ niềm tin tối cao cũng không được, chỉ trông vào lợi ích cá nhân, biết mình không biết người thì chỉ khiến người khác bỏ mình mà đi.
Giống như Tống Giang trong Thủy hử truyện, là một người không có niềm tin tối cao, cuối cùng bị chiêu an, mà cái lý tưởng cao nhất của ông ta cũng chỉ có vậy, vì thế mà hại chết cả đồng đội của mình.
2. "Vô dụng" cũng là tài sản quý giá của một người lãnh đạo.
Cái thứ 2 mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có chính là "vô dụng".
Đường Tăng vô dụng như vậy nên ông ta mới thích người có bản lĩnh, mới có thể bao dung những khuyết điểm của người khác (cũng vì như vậy nên phần lớn những chuyên gia kỹ thuật không làm nổi ông chủ) và mới tìm được ba đồ đệ tài ba bảo hộ mình. Nếu như Đường Tăng cũng thần thông quảng đại, thì Tôn Ngộ Không sẽ không tình nguyện theo ông ta rồi.
Cũng chính vì Đường Tăng vô dụng mà Tôn Ngộ Không mới có đất dụng võ, mới khiến anh ta có thể thể hiện được hết giá trị của mình. Cứ xem Tôn Ngộ Không dù năng lực có mạnh như vậy, nhưng đám đồ tử đồ tôn của anh ta ở Hoa Quả Sơn cũng chỉ toàn là lũ vô dụng (thùng cơm), không một ai được việc gì. Vì bản lĩnh của anh ta quá lớn, anh ta mới xem thường khả năng của người khác, vậy là những người có năng lực cũng không thích cùng anh ta. Bản thân là kẻ mạnh, nhưng đồng đội của anh ta lại trở thành một lũ vô dụng.
Nhiều công ty, xí nghiệp đều có một ông chủ vô cùng giỏi giang, nhưng lại dẫn dắt một đoàn quân vô dụng. Lúc đầu khởi nghiệp, vì sinh tồn, mà bắt buộc phải như vậy để tồn tại, nhưng một khi vấn đề sống còn (sinh tồn) được giải quyết rồi, thì lẽ ra những ông chủ này phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo cơ hội cho những nhân viên tự phát huy khả năng của mình, đồng thời tìm kiếm để bù đắp những công nhân mình còn thiếu, chứ không phải là phàm việc gì cũng tự mình nhúng tay làm, thậm chí ở lĩnh vực chuyên môn không hiểu cũng cứ giả vờ là hiểu.
Như thế một mặt làm mình mệt mỏi đứt hơi, tối mũi tối mắt lo ứng phó, thì tự nhiên còn đâu con đường phát triển. Mặt khác nhân viên của mình cũng bị "lùn hóa" thành "công cụ làm việc" (tay chân); sự phát triển của công ty đi đến chỗ nút thắt cổ bình. Nhiều ông chủ cho rằng chỉ dựa nhân viên thì không được, không thể yên tâm, nếu công ty chỉ dựa vào một mình Tôn Ngộ Không, ngộ nhỡ anh ta không tốt, thì biết thế nào. Khà khà, sao không niệm chú cho vòng kim cô thắt chặt vào? Phải xây dựng một chế độ chính sách để ràng buộc người tài, phát triển người tài, điều này nhất định không được quên.
3. Cái thứ ba mà Đường Tăng có, Tôn Ngộ Không không có là "nhân đức".
Vì có lòng nhân đức nên Đường Tăng thương hại cả tính mạng của yêu quái, như thế cũng sẽ không biết so đo với thuộc hạ của mình, sẽ không phạt hay trừ tiền công của họ, không ức hiếp họ phải tăng ca, không thực hiện "tẩy não giáo dục", không lợi dụng họ gánh thay trách nhiệm pháp luật, che chắn bản thân khi gặp nguy hiểm,...
Đường Tăng mặc dù lợi dụng ba đồ đệ bảo hộ mình, nhưng lại tuyệt đối không có ý bóc lột mà lại dẫn dắt họ cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau thành công. Sau cùng, ba đồ đệ của Đường Tăng cũng đều đạt được thành tựu .
Đường Tăng không giống như Triệu Khuông Dẫn "chén rượu tước binh quyền" hoặc là "chim trời chết, chó săn cũng thịt". Còn với Tôn Ngộ Không thì ý thức này của anh ta kém xa sư phụ của mình, sau này khi là "đấu chiến thắng Phật rồi", nhưng bầy quân của anh ta ở Hoa Quả Sơn cũng vẫn chỉ là bầy khỉ hoang mà thôi.
Ở Nhật Bản có một công ty, họ mời bố của nhân viên đến công ty ngồi tọa đàm với các quản lý. Ông chủ công ty nói với toàn bộ quản lý, khi các vị không biết phải đối đãi thế nào với những nhân viên dưới quyền của mình, thì hãy nghĩ lại ngày hôm nay, những ông bố của nhân viên mình đã gửi gắm con của họ cho các vị, là mong các vị có thể giáo dục họ trưởng thành, dẫn dắt họ đi đến thành công. Các vị phải nghĩ xem bản thân mình đã xứng với sự ủy thác đó chưa?
4. Mối quan hệ.
Cái thứ tư Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là "mối quan hệ" (nhân tố quan hệ).
Kiếp trước của Đường Tăng đã là đệ tử của Phật thích ca mâu ni, còn Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá do trời đất sinh ra không mảy may có một mối quan hệ dây dưa nào. Mặc dù anh ta có bái một vị sư phụ, nhưng lại kém cái quan hệ với với các sư huynh đệ đồng môn, sau cùng lại còn bị sư phụ đuổi xuống núi (tống cổ), kết anh em với Ngưu Ma Vương, nhưng sau rồi cũng lại phản, là hàng xóm với Đông Hải Long Vương vậy mà còn cướp đoạt đồ nhà người ta, cùng là đồng sự (đồng nghiệp) với Nhị Lang thần và các quan tướng khác ở thiên đình nhưng chẳng tôn trọng nể mặt người khác (làm mất mặt đồng nghiệp). Cuối cùng lại còn gây đại náo thiên cung, 'đá đít' nhiều người. Cuốn sách "Ai che lưng cho bạn" cũng đã nói cấm có sai, ở Việt Nam ta nhất quan hệ, nhì mới đến tiền tệ có lẽ cũng là cái quy luật này.
Tóm lại, mối quan hệ xã hội của Tôn Ngộ Không rất không tốt. Đường Tăng thì không giống như vậy. Ông nhìn thấy thần tiên đều rập đầu bái lạy, cũng không có một kẻ thù nào. Ông không những là đệ tử của Như Lai, lại còn là ngự đệ của vua Đường Lý Thế Dân. Mối quan hệ cao cấp ở cả hai giới người và thần đều có, quan hệ không những tốt mà còn là quan hệ ở cấp cao, quan hệ thông thiên. Người như vậy thì làm ông chủ sẽ thuận buồn xuôi gió. Xã hội là do con người cấu thành, quả đất này nếu không có con người, thì tất cả sự giàu có, tất cả vật chất đều không có ý nghĩa gì hết. Con người là nguồn tài nguyên bản chất nhất thế giới này, là sáng tạo của mọi tài sản. Là một ông chủ, về đối ngoại phải biết tạo dựng những mối quan hệ (nguồn quan hệ), đối nội phải biết sáng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài).
Tóm lại, Đường Tăng hơn Tôn Ngộ Không những thứ gì ? ĐÓ LÀ NIỀM TIN TỐI CAO, "SỰ VÔ DỤNG", TRÁI TIM NHÂN ĐỨC và HỆ THỐNG QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT.
Vì thế Đường Tăng có thể làm lãnh đạo, có thể lãnh đạo được Tôn Ngộ Không. Dù Tôn Ngộ Không trong mắt chúng ta là một anh hùng, nhưng anh ta lại không thể tự mình làm nên sự nghiệp vĩ đại, anh ta cần thiết phải dựa vào Đường Tăng dẫn dắt mình. Với ý nghĩa này, Đường Tăng mới là một anh hùng, ít nhất cũng là anh hùng mà những ai làm ông chủ thực sự sùng bái.
Nguồn: stardaily