Tư duy ngấm vào máu người thông minh: Tự kỉ luật khiến bạn trở nên xuất chúng, không kỉ luật khiến bạn mất chỗ đứng!

Kỉ luật và tự giác ngắn hạn giúp chúng ta hình thành và phát triển thói quen nhưng về lâu dài sẽ thay đổi cuộc sống của mỗi người. Tuân thủ kỉ luật và tự giác, số phận sẽ quan tâm và đối đãi chúng ta.

01 

Vài ngày trước, tôi đi làm về và tình cờ gặp cô Dương trong thang máy. Cô ấy đột nhiên nói với tôi: "Cô dạo này thon thả quá, tinh thần cô đã tốt hơn nhiều so với lần đầu tiên cô và tôi gặp nhau. Mới đó đã một năm rồi".

Tôi nói rằng đây là điều tôi luôn khăng khăng muốn đạt được. Lần đầu tiên tôi gặp cô ấy đó là vào năm ngoái, tôi mới đến thành phố. Tôi phải tìm một ngôi nhà để thích nghi với môi trường mới và công việc mới. Sự hỗn loạn trong cuộc sống khiến tôi lo lắng và thường xuyên ăn quá nhiều. Vì vậy, trong thời gian đó, tôi đã tăng cân nhanh chóng và tinh thần của tôi rất kém.

Sau khi chuyển chỗ ở, tôi về nhà sau giờ làm việc, tôi vận động nhiều hơn, chạy bộ nhiều hơn. Có hôm, tôi chạy đến đổ mồ hôi, chân mỏi rã rời mới chịu đi bộ về nhà. Đôi khi tôi muốn lười biếng, nhưng tôi nghĩ nếu tôi lười, tôi sẽ phải trả giá đắt về sau. Khi bạn cho mình lý do để lười biếng, trốn tránh tập chạy bộ, nghĩa là bạn không cho cơ thể vận động và kèm theo đó là hành động ăn uống vô tội vạ. Điều này lấy đi vóc dáng thon thả của bạn và để lấy lại nó, bạn phải tập thể thao.

Chạy như thế này mỗi ngày đã dần trở thành thói quen của tôi. Trong sự kiên trì vô thức, cơ thể tôi dần trở nên thon gọn và tâm hồn tôi trở nên bình yên. Việc chạy bộ còn cho tôi nhiều hơn không chỉ là về vóc dáng. Sau khi giành chiến thắng ở một cuộc thi marathon, tôi có thêm một chút tự tin trong cuộc sống của mình.

Nghiêm khắc một chút với bản thân trong một thời gian dài, kỉ luật tự giác trở thành thói quen thì lối sống, tính cách và trí tuệ sẽ trở nên hoàn hảo hơn. 

Trong thực tế cũng như trong cuộc sống, bất kể bạn mong muốn làm điều gì thì hãy kiên trì trong một thời gian dài, bạn luôn có thể nhìn thấy những thay đổi của chính mình.

02

Cuối tuần, tôi đi gặp một người bạn. Cô đã xin nghỉ việc từ tháng hai và đang ở trọ. Cô thức dậy vào mỗi buổi chiều và sau khi mở mắt ra, thứ đầu tiên cô cầm đó là cái điện thoại. Tôi hỏi cô ấy tại sao cô vẫn không đi tìm việc. Cô ấy nói rằng càng ở trong nhà lâu, cô càng không muốn đi làm và gửi hồ sơ xin việc. Cô có gửi CV cho các nhà tuyển dụng, nhưng cô không chọn được một việc làm vừa ý.

Tôi đã cười khi nghe cô ấy so sánh hiện tại và khi cô còn học đại học. Lúc đó cô học giỏi, tự tin và xinh đẹp. Có lần tôi đến quán ăn cùng cô ấy. Đột nhiên, một cậu sinh viên ngồi ở ghế xa lặng lẽ đến và ngồi cạnh cô ấy, rồi quay lại nhìn cô ấy và nói: "Em thật đẹp!" Bạn tôi lắng nghe còn tôi thì cười. 

Còn bây giờ, khi cô nhìn lại cơ thể mình và nói mình đã không còn xinh đẹp như xưa nữa. "Bây giờ bạn cũng có thể là một nữ thần, miễn là bạn muốn điều đó." tôi nói. Bạn tôi lắc đầu: "Tôi đã tham gia cả chục lớp yoga và đã chi không biết bao nhiêu tiền cho việc này. Kết quả là tôi đã không hoàn thành khóa học nào. Tôi đã lãng phí tiền của mình. Mấy ngày đầu, tôi còn hào hứng tham gia lắm. Nhưng sau khi tập, tôi càng không muốn đi đến lớp dù chỉ là một phút. "

Kỉ luật và tự giác là một quá trình cải thiện bản thân và trong quá trình này, bạn phải trải qua nỗi đau đớn, buồn chán có thể nản chí. Bạn không muốn làm việc, không thể kiên trì tập luyện thể thao, suốt ngày ru rú trong nhà chỉ khiến tinh thần ngày càng tồi tệ hơn, ngoại hình ngày càng xuống cấp và cuộc sống của bạn sẽ ngày càng tồi tệ hơn. 

Chỉ có một cách để làm cho cuộc sống tốt hơn, đó là kỉ luật và tự giác.

03

Làm thế nào chúng ta có thể làm cho mình tự kỉ luật và trở nên tốt hơn?

Kỉ luật và tự giác ngắn hạn cho phép chúng ta hình thành và phát triển thói quen nhưng về lâu dài sẽ thay đổi cuộc sống của một người. Bạn có thể bắt đầu từ việc hạn chế thức khuya vô ích đến việc dậy sớm hơn vài phút, từ việc nhỏ như kiểm soát sự thèm ăn đến giảm cân, kiểm soát tất cả các loại suy nghĩ chưa đúng nhưng không thể giải thích được. Đó là một thái độ trưởng thành tôn trọng sự thật và tuân theo lí trí.

Bạn cũng có thể thiết lập mục tiêu vừa sức mình để không bị nản và hình thành thói quen tự giác và kỉ luật. Nhiều lúc, những việc chúng ta đang làm thì quá nhiều, còn chúng ta thì không kiên trì làm việc tới cùng. Thấy những người khác học piano, mình cũng đăng kí học xem thế nào, nhưng chỉ đi đến lớp vài buổi, lại nhận thấy rằng việc học đàn đó thiếu hiệu quả, thế là anh ta đã chuyển qua đọc sách. Anh ta mua cả đống sách nhưng không bao giờ đọc chúng vì vô số lí do và cuối cùng anh ta lại quay về vạch xuất phát.

Khi bạn cố gắng thiết lập mục tiêu, hãy đề ra những mục tiêu của chính bản thân chứ không phải của người khác và mục tiêu đó mình có thể làm được. 

Thay vì đưa ra những mục tiêu quá sức, bạn chỉ cần đặt mục tiêu và tạo ra một bước đột phá đặc biệt. 

Điều này đòi hỏi chúng ta phải sàng lọc và tìm ra những gì thực sự có giá trị và bền vững. Cho dù mục tiêu rõ ràng có phải là một bước ngoặt cho thành công hay không, thì tiến bộ thực sự là một cách tiếp cận từng bước vừa tự nhiên vừa gọn gàng. Việc tự giác và kỉ luật, một khi thói quen được tạo ra, bạn sẽ dễ dàng tiến về phía trước.

Tuân thủ kỉ luật và tự giác, số phận sẽ quan tâm và đối đãi chúng ta, tuân thủ kỉ luật và tự giác, cuộc sống sẽ trả lại cho chúng ta sự ngọt ngào và yên bình. Tự kỉ luật từ bây giờ, phần còn lại là việc của thời gian. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của bạn đã lặng lẽ thay đổi.

(Tham khảo "Mỗi ngày một cuốn sách", tác giả Nhất Chỉ Ngư) 

Xuân Thảo
Theo Trí Thức Trẻ
0 Nhận xét