Điều quan trọng nhất ở "quan hệ" là Giá trị và Chất lượng, nhiều mà không làm được việc thì cũng chẳng có tác dụng gì hết.
Một người muốn tồn tại và phát triển tốt trong xã hội nhất định phải xây dựng được những vòng tròn quan hệ tốt của riêng mình. Đó có thể là những vòng tròn quan hệ xã giao, những vòng tròn quan hệ học hỏi, những vòng tròn quan hệ về công việc... Tuy nhiên, cho dù có quen biết nhiều đến mấy, chúng ta cũng phải hiểu được đạo lý rằng: "Đạo bất đồng bất tương vi mưu".
Người xưa nói rằng, phàm là chuyện lớn muốn được thành công thì những người thực hiện đều phải có chung một mục đích. Nếu mục tiêu đó có sự khác biệt nhưng vẫn cố chấp cho là giống nhau thì sau này gây ra đại hoạ. Câu nói phía trên cũng thể hiện ý nghĩa tương tự như thế khi cho rằng, những người không cùng chí hướng thì khó có thể cùng nhau mưu sự nghiệp, cũng như những người đã có tư tưởng và quan điểm khác nhau thì khó có thể bàn luận trao đổi một cách hữu hiệu.
Lấy một ví dụ thực tế nhất, chúng ta có thể hiểu rằng, bác nông dân chỉ biết nói chuyện về lúa ngô khoai sắn, lấy mục tiêu là mùa màng bội thu, gặt hái cả đời không xuể. Còn anh thợ sửa xe thì chỉ biết nói chuyện về ốc vít bugi, ước nguyện cả đời là có được một cửa hàng riêng cho mình với khách hàng sửa xe tấp nập. Vì thế, không phải có được nhiều mối quan hệ đã là chuyện tốt.
Đôi khi, thay vì để ý tới số lượng, chúng ta phải nhìn vào chất lượng của những người quen biết xung quanh. Từ đó, mới có thể chọn lọc được những gì quan trọng nhất để xây dựng vòng tròn có sự gắn kết chặt chẽ, đặc biệt là ba khía cạnh sau đây:
Một người muốn tồn tại và phát triển tốt trong xã hội nhất định phải xây dựng được những vòng tròn quan hệ tốt của riêng mình. Đó có thể là những vòng tròn quan hệ xã giao, những vòng tròn quan hệ học hỏi, những vòng tròn quan hệ về công việc... Tuy nhiên, cho dù có quen biết nhiều đến mấy, chúng ta cũng phải hiểu được đạo lý rằng: "Đạo bất đồng bất tương vi mưu".
1. Những vòng tròn quan hệ học tập càng hẹp càng tốt
Người xưa có câu: "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Khi chúng ta học tập và nghiên cứu một phương diện nào đấy, phải luôn luôn tập trung, chuyên tâm vào một mục tiêu duy nhất để có thể hiểu sâu, hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
Giống như danh họa nổi tiếng Van Gogh khi cảm thấy có hứng thú với mĩ thuật và hội họa, ông đã dành trọn vẹn cả phần đời còn lại của mình để tìm hiểu về nó. Ông cũng kết bạn với những họa sĩ nổi danh để trực tiếp giao lưu, học hỏi từ kĩ thuật của họ. Trong 10 năm cuối đời, vị họa sĩ này vừa nghiên cứu vừa sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có chứa rất nhiều những bức họa cực kỳ nổi tiếng và trở nên vô giá sau này.
2. Những vòng tròn quan hệ bạn bè chỉ cần hẹp
Những người có bản lĩnh và thành công thường có thói quen tự hỏi, tự cân nhắc và tự xây dựng kế hoạch ngay trong đầu của mình. Do đó, họ không thích phí phạm thời gian vào những câu chuyện không quan trọng, điển hình như tụ tập bạn bè chỉ để ăn uống chơi bời, nói với nhau vài ba câu hời hợt.
Càng là người thành công, họ càng cần có cách chọn lọc những người mà mình giao du và tiếp xúc thường xuyên nhất vì đó cũng chính là những người có thể để lại ảnh hưởng cho tư duy và quá trình phát triển sau này. Vì thế, chỉ cần vài ba người thân thiết cũng có giá trị hơn hẳn hàng trăm mối quan hệ xã giao thông thường. Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Giống như một xe khoai tây chất đầy, không bằng cầm theo một viên ngọc quý.
3. Vòng tròn sinh hoạt không cần đa dạng phong phú
Thành công không chỉ dựa vào năng lực nổi bật mà còn cần có tư duy nhạy bén, biết nắm bắt cả về thời gian lẫn địa điểm để đạt tới những cơ hội quan trọng. Có như vậy, họ mới có thể đủ bản lĩnh để tự do hưởng thụ cuộc sống của mình mà không cần một vòng tròn sinh hoạt quá rộng lớn.
Đôi khi, thời gian rảnh rỗi, họ chỉ cần một mình ngồi đọc sách, uống trà và suy nghĩ nhàn tản. Người ngoài nhìn vào cho rằng nó nhỏ hẹp và cô độc nhưng thực chất, trong lòng họ tồn tại cả biển lớn.
Thành công không có nghĩa là bạn sở hữu thật nhiều tài sản. Đôi khi, thành công chỉ đơn giản là bạn đã thật sự hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Nếu bạn chỉ nhìn vào những gì người khác có và khao khát sở hữu chúng thay vì hài lòng với những gì mình đang sở hữu, điều ấy chỉ khiến chất lượng cuộc sống của bạn xấu đi vì thái độ tiêu cực từ chính bạn.
Theo Dương Mộc
Trí Thức Trẻ