Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tháng 3 đã đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc trên toàn thế giới.
Một người đàn ông đang bước đi cô độc trên con đường vắng lặng tại Mumbai, Ấn Độ hôm 5/4. |
Sự sụp đổ đang bắt đầu được thể hiện trong dữ liệu kinh tế sơ bộ trên toàn thế giới, cho thấy một sự suy yếu về thương mại, đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và thất nghiệp gia tăng.
Tình trang nhu cầu bị tổn thương xảy ra ở tất cả các đại dương thế giới, khi mà khối lượng xuất khẩu của Mỹ trong hai tuần đầu tiên của tháng 3 thấp hơn một nửa so với năm trước, dữ liệu IHS Markit do Bloomberg biên soạn cho thấy. Thiệt hại với ngành ô tô là rất nghiêm trọng: Tỷ lệ tàu (vốn thường được sử dụng để vận chuyển xe sản xuất được) neo tại các cảng, đã tăng lên 19% đội tàu, từ mức 11% một năm trước, theo dữ liệu của Bloomberg.
Sau khi Mỹ báo cáo về số lượng người bị mất việc cao hơn dự kiến, các số liệu khác trong tháng 3 đã minh họa cách đại dịch Covid-19 đang tạo ra sự tê liệt kéo dài từ các nhà sản xuất đến các hộ gia đình, từ các cường quốc thương mại đến các nền kinh tế và thị trường mới nổi.
Tại Đức, lượng xe đăng ký mới vào tháng 3 - thường là tháng cao điểm - đã giảm 38% so với một năm trước đó và số liệu tương tự tại Mỹ giảm 44%. Ba trong số các nền kinh tế lớn nhất trong khối Ả Rập đã suy yếu, chỉ số dịch vụ ở Brazil ở mức thấp nhất kể từ năm 2016 và doanh số bán xe ở Nam Phi giảm 30%. Ở Úc, nơi đã tránh được suy thoái kinh tế trong ba thập kỷ, lượng đăng tuyển việc làm đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.
“Toàn bộ hệ thống - toàn bộ chuỗi cung ứng đã bị rung chuyển khá đáng kể”, ông Roberto Roberto Azevedo, Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ở một số khía cạnh, bức tranh hiện nay trông có vẻ ảm đạm hơn sau cuộc khủng hoảng 2008-2009.
WTO dự kiến sẽ đưa ra một dự báo mới cho thương mại toàn cầu vào ngày 8/4. Ông Azevedo cho biết, báo cáo triển vọng mới nhất của tổ chức có trụ sở tại Geneva có thể đưa ra các kịch bản với mức giảm lớn hơn đáng kể so với mức giảm12,6% trong thương mại toàn cầu và mức suy giảm 2% xảy với nền kinh tế thế giới năm 2009.
Dự báo mà ông Azevedo đưa ra cũng trùng quan điểm với những dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cả hai đang mong đợi một sự suy thoái lớn trong năm nay, cũng như những dự báo ngày càng ảm đạm của các nhà kinh tế tư nhân.
Nền kinh tế toàn cầu đang mất đà nhanh hơn so với những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, theo công cụ theo dõi GDP toàn cầu của Bloomberg Economics. Số liệu tháng 3 cho thấy nền kinh tế toàn cầu suy giảm với tốc độ 0,5%, so với mức 0,1% trong tháng hai.
Từ Ấn Độ đến Ý, việc phong tỏa vì covid-19 đã buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và khiến hàng tỷ người phải ở nhà trong nhiều tuần, gây ra cú sốc cung và cầu, đồng thời khiến mạng lưới sản xuất và hậu cần toàn cầu hiện tại không đủ năng lực để hấp thụ cú sốc như thế này.
Các công ty bao gồm Airbus SE ở Châu Âu và FedEx Corp ở Mỹ đã cảnh báo trong những ngày gần đây rằng còn quá sớm để ước tính quy mô của sự sụt giảm hoặc đánh giá thiệt hại - điều cho thấy mức độ không chắc chắn sẽ lan đến mạng lưới nhà cung cấp gồm các công ty nhỏ, thường đặt tại khu vực nông thôn và các nền kinh tế đang phát triển. Điều đó đã thúc đẩy các chính phủ ở châu Âu và Mỹ vội vã viện trợ cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ không phải đóng cửa hoàn toàn.
Airbus đã nói với các nhân viên trong một bức thư gửi vào cuối tuần trước rằng việc quay trở lại hoạt động đầy đủ là không khả thi trong ngắn hạn vì thiếu bộ phận cấu thành và các hãng hàng không gặp khó khăn cũng khó lòng chi trả để mua thêm máy bay mới.
Trong một hồ sơ nộp lên ủy ban chứng khoán Mỹ vào thứ 6 tuần trước (3/4), FedEx cảnh báo rằng sự gián đoạn kéo dài trong chuỗi cung ứng và kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty này, và một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tạo ra thêm khó khăn hơn nữa.
Khi mà các dự báo cho thấy đầu tư sẽ suy giảm và nhiều người mất việc hơn, GDP toàn cầu suy giảm bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào thời gian chính phủ duy tình trạng phong tỏa - nhiều trong số đó dự kiến sẽ kéo dài tới tháng 5 hay tháng 6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris ước tính rằng mỗi tháng phong tỏa, sẽ khiến tăng trưởng GDP hàng năm mất đi 2 điểm phần trăm.
Trừ khi virus được kiểm soát trong vòng vài tuần, sản lượng giảm và nhu cầu thương mại giảm xuống có thể gây ra một vòng luẩn quẩn chỉ làm xấu đi triển vọng đầu tư và việc làm của công ty, gây ra các vấn đề về thị trường lao động.
Các dấu hiệu vẫn chưa chỉ ra rằng tình cảnh hiện tại có thể kết thúc nhanh chóng và phục hồi. Vào ngày 7/4, Công ty Honda Motor cho biết họ sẽ ngừng trả lương cho công nhân làm việc tại tất cả 10 nhà máy của họ ở Mỹ trong ba tuần.
Hơn 10 triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào tháng trước và Tổ chức Lao động Quốc tế cảnh báo gần 25 triệu việc làm sẽ bị mất nếu covid-19 không nhanh chóng bị ngăn chặn.
Nguồn Bloomberg
Quỳnh Anh dịch