Hành vi người tiêu dùng Việt Nam dịp tết 2022, đâu là “điểm chạm” giữa thương hiệu và người tiêu dùng tết 2022

Sau gần nửa năm bị giãn cách vì dịch và người dân hầu như đều thích ở nhà, doanh nghiệp làm thế nào để tái kết nối với khách hàng trong dịp Lễ Tết cuối năm nay? Báo cáo xu hướng tiêu dùng dịp tết 2022 của Kantar (Công ty chuyên nghiên cứu thị trường hàng đầu) sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng nhất.
Sự bùng nổ của COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có và tác động đáng kể đến Việt Nam trong nhiều khía cạnh. GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42% – mức tăng thấp nhất từ trước đến nay. Bắt đầu từ tháng 10, lệnh giãn cách được nới lỏng và chúng ta đã xác định tinh thần “sống chung” với dịch. Tuy vậy, nhiều người vẫn đang thận trọng về việc đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Sự phức tạp trong tâm lý này dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách mua sắm đón Tết 2022 của người Việt.

Bài viết dưới đây nêu ra những thực tế mới của việc đón Tết, cùng với một số ý tưởng mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để nắm bắt cơ hội bán hàng cuối cùng trong năm 2021.

Giải mã Insight người tiêu dùng dựa trên 4 khía cạnh tiêu biểu:
- Các hoạt động Tết
- Mua sắm dịp Tết
- Đồ ăn và đồ uống
- Quà biếu Tết

1. Hoạt động Tết

Đại dịch đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động của người dân, và nó sẽ còn tiếp tục thay đổi những gì mọi người sẽ làm trong dịp tết 2022 sắp tới.

- 88% sẽ đón tết cùng gia đình
- 84% muốn trang trí lại nhà cửa
- 73% sẽ nấu ăn và làm các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét,…)
- 73% sẽ video call về nhà cho người thân và bạn bè thay vì gặp mặt trực tiếp
- 71% mọi người xem các chương trình giải trí trên TV

Báo cáo xu hướng tiêu dùng dịp tết 2022 của Kantar
40% người được khảo sát nói rằng họ muốn ở nhà nhiều hơn trong dịp Tết, không đi du lịch. Đối với những người làm ăn xa quê, đặc biệt tại các thành phố lớn bị bùng dịch như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương,…có thể họ sẽ phải ở lại trên thành phố để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người nhà.

Kéo theo đó, các hoạt động đón Tết tại nhà cũng phong phú hơn như: nấu ăn, xem tivi, online mạng xã hội, video call cho gia đình/ bạn bè. Các hoạt động trước và trong Tết diễn ra trên không gian mạng nhiều hơn đặt ra cho các thương hiệu cơ hội tăng cường quảng bá sản phẩm tại kênh trực tuyến thay vì trực tiếp (tờ rơi, catalog,billboard,…) như trước kia.

2. Mua sắm Tết

    Về thời gian mua sắm

Người dân có xu hướng chủ động mua sắm sớm hơn thường lệ. Trong tất cả những năm trước, người dân chỉ rộn ràng mua sắm trước Tết Âm lịch khoảng 3 đến 4 tuần; với tết Dương lịch thì thời gian còn sát hơn chỉ 1 hoặc 2 tuần trước mùng 1 năm mới. Tuy nhiên, Tết năm nay thì khác. Mọi người có xu hướng mua sắm sớm hơn 5-6 tuần. Kéo theo đó, các chương trình Trade Marketing của doanh nghiệp cũng nên triển khai sớm hơn thông lệ như CTKM Tết, chương trình trưng bày, PR – Chạy quảng cáo,…

Có 3 nguyên nhân chính để lý giải xu hướng mua sắm sớm này:

- Tâm lý háo hức đón Tết sau 1 năm không được tận hưởng trọn vẹn dịp lễ nào do dịch bệnh, giãn cách.

- Tâm lý sợ dịch bất ngờ bùng phát trở lại, sợ đứt gãy chuỗi cung ứng, sợ thiếu hàng hoá,… Chính vì thế, đợt cao điểm mua sắm vào cuối năm nay được dự đoán sẽ bắt đầu sớm hơn so với những năm trước, khi người tiêu dùng bắt đầu mua sắm từ tháng 11 để đảm bảo gia đình mình có một mùa lễ hội đủ đầy, an yên.

- Tết Âm lịch gần với Tết Dương lịch (Chỉ cách nhau đúng 1 tháng) nên người dân tận dụng để mua sắm liền mạch, tiết kiệm thời gian.

    Về số lượng sản phẩm trong giỏ hàng

Trong vài tháng qua, mọi người đi mua sắm ít hơn nhưng mua số lượng hàng hóa nhiều hơn trong mỗi lần đi. Thói quen mới này sẽ thay đổi cách mọi người mua sắm cho Tết năm 2022.

Vì vậy, các thương hiệu không nên trông chờ việc đông người dân sẽ đến cửa hàng để mua sắm như mọi năm. Thay vào đó, các thương hiệu cần phải hấp dẫn khách hàng trên đa kênh, đặc biệt là kênh trực tuyến.

Về cung cấp sản phẩm, các thương hiệu và nhà bán lẻ nên thúc đẩy nhiều combo hơn để tối đa hóa tiềm năng của xu hướng “chuyến đi cồng kềnh”. VD thay vì bán 1 tuýp thuốc đánh răng, hãy tạo ra combo mua 2 tuýp tặng 1 bàn chải hoặc mua combo 2 tuýp sẽ được giảm giá 10%. Đó sẽ là 1 chiến lược thông minh để kích thích NTD mua nhiều hơn.

    Về kênh mua sắm

Đại siêu thị như Metro, Big C, AEON Mall, Mega Market,… từng là kênh hưởng lợi nhiều nhất từ việc chi tiêu cao trước Tết. Với sự thay đổi nhanh chóng trong những tháng gần đây, mọi người ngày càng quen thuộc hơn với siêu thị nhỏ và mua sắm trực tuyến để hạn chế đông người. 2 kênh này dự kiến sẽ còn tăng tốc hơn nữa vào Tết 2022.

Doanh nghiệp sản xuất – phân phối bên cạnh kênh GT, còn cần chú trọng kênh phân phối MT và TMĐT trong Tết năm nay.

Tải bản báo cáo đầy đủ về Xu hướng tiêu dùng dịp tết 2022 Tại đây

3. Đồ ăn và đồ uống

Có một số thay đổi trong lựa chọn đồ ăn và thức uống so với những năm trước đây:

-  Healthy Food lên ngôi: Sau đại dịch, mọi người đều có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, quan tâm đến những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức đề kháng.

- Sản phẩm giúp cho việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn (VD như gia vị ướp sẵn, các loại sốt, trà/ nước uống thanh nhiệt) được những bà nội trợ hiện đại ưa chuộng.

- Thực phẩm đóng gói duy trì mức tăng trưởng tích cực vì sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu tích trữ của người dân.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy các sản phẩm ít muối, ít chất béo và không đường tốt cho sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến như các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ động vật bằng thực vật (sữa đậu nành hoặc hạnh nhân), thịt được chăn thả tự nhiên,… Thay vì chỉ mua được tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe đặc biệt, thì bây giờ bạn có thể mua ngay tại cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị thông thường.

Doanh nghiệp FMCG, đặc biệt DN sản xuất bánh kẹo mứt Tết cần chú trọng phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng năm 2022

4. Quà biếu Tết

Tặng quà Tết là phong tục từ lâu của người Việt. Dù là dịch bệnh khiến việc mua sắm trở nên hạn chế tuy nhiên các món quà biếu tốt cho sức khỏe vẫn mang ý nghĩa khá lớn và được đầu tư trọng điểm.

3 tiêu chí mua quà biếu Tết từ năm 2021 trở về trước được sắp xếp theo:
- Giá tiền
- Bao bì
- Tính sử dụng thực tiễn

Sang năm 2022, 3 tiêu chí trên có sự thay đổi mức độ ưu tiên như sau:
- Giá tiền
- Tính thực tiễn sử dụng
- Bao bì

Thêm vào đó còn có 1 yếu tố mới nằm trong “Tính thực tiễn sử dụng” đó là những sản phẩm tốt cho sức khỏe như sâm, yến, thuốc bổ, thực phẩm chức năng,… được lựa chọn nhiều hơn để đem đi làm quà biếu

Cách mọi người tặng quà cho nhau vào dịp Tết cũng có thể sẽ thay đổi. Họ sẽ sử dụng các dịch vụ giao hàng nhiều hơn thay vì đến tận nhà. Từ đó mang lại một số cơ hội cho các thương hiệu và nhà cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp có thể phát triển dịch vụ Ship tận nhà, Freeship, tặng kèm thiệp,.. khi mua sản phẩm của công ty để làm điểm nhấn thu hút khách hàng.

Đi tìm “Điểm chạm” giữa thương hiệu và người tiêu dùng (NTD)

Để tái kết nối với NTD sau 1 thời gian dài đã quen ở trong nhà, doanh nghiệp cần tìm được “điểm chạm” để thu hút, tiếp cận gần hơn đến khách hàng cuối của mình.

    Điểm chạm 1: Cửa hàng bán lẻ

Tăng cường kết nối với điểm bán để tiến gần hơn đến khách hàng cuối

Do đặc điểm hệ thống phân phối phải trải qua nhiều tầng bậc, đầu mối trung gian để đưa sản phẩm đến tay NTD cuối nên việc doanh nghiệp sản xuất – NPP cần xây dựng mối quan hệ tốt với các đại lý/ điểm bán lẻ là điều dễ hiểu. Bởi họ hiểu rằng: Càng xa rời thị trường bao nhiêu thì thông tin nhận được càng thiếu chính xác bấy nhiêu, ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch sản xuất và định hình thương hiệu.

Xây dựng mối quan hệ với điểm bán là chiến lược tương tác với điểm bán 1 cách chủ động nhằm nâng cao mức độ thân thiết của điểm bán, dần dần nâng cấp trở thành khách hàng trung thành.

Thay vì thông qua đội ngũ sales, các doanh nghiệp phân phối hiện nay thường có xu hướng sử dụng nền tảng công nghệ kết nối trực tuyến với đại lý/ điểm bán, giảm bớt các nhịp trung gian phân phối để tiến đến tinh gọn quy trình bán hàng.

- Điểm bán đặt hàng trực tuyến với NSX/ NPP mà không cần quá bất kì khâu trung gian nào
- Điểm bán quản lý danh sách đơn đặt hàng cùng với trạng thái của từng đơn hàng
- NSX/ NPP cung cấp đầy danh sách sản phẩm cho điểm bán
- Cung cấp cho chủ điểm bán toàn bộ thông tin về các CTKM
- Cung cấp giá sản phẩm theo bảng giá của từng loại điểm bán
- Phản hồi và nhận phản hồi trực tiếp của điểm bán gắn với từng đơn hàng

    Điểm chạm 2: Bán hàng đa kênh

Không ít doanh nghiệp đã lựa chọn con đường triển khai mô hình kinh doanh kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp – O2O (online – to – offline). Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ kết hợp cả 2 hình thức nêu trên một cách tối ưu nhất. Kênh online làm nhiệm vụ tạo ra nhận thức rõ ràng trong tâm trí khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, từ đó cho phép khách hàng tiềm năng tìm kiếm đầy đủ thông tin cần thiết nhằm dẫn dắt họ đến tận cửa hàng để thực hiện hành vi mua. Trong khi đó, kênh offline sẽ là nơi cung cấp mọi trải nghiệm đầy đủ nhất, thỏa mãn nhất cho khách hàng. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hình thức bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

    Điểm chạm 3: Chương trình khuyến mãi và free ship

CTKM kèm theo các thông điệp ý nghĩa như: lan tỏa tinh thần lạc quan, động viên/ cảm thông/ chia sẻ để cùng vượt qua đại dịch,.. sẽ là “điểm chạm cảm xúc” đến NTD.


Giữa tình hình biến động như hiện nay, các thương hiệu có thể khai thác từ khóa “lạc quan” để xây dựng niềm tin và gắn kết NTD trong dịp lễ hội.

Vào thời vụ cao điểm như dịp Lễ Tết 1 nhãn hàng có thể triển khai đến hàng chục CTKM, trong đó phạm vi áp dụng cho từng khu vực, trong từng khoảng thời gian cũng khác nhau.

Một số chiến lược cạnh tranh KM thường được các doanh nghiệp sử dụng là:

- Giảm giá trực tiếp trên 1 sản phẩm. VD: Giảm giá nước rửa bát Sunlight giá gốc 30.000đ giảm còn 26.700đ.
- Giảm giá khi mua theo combo. VD: Mua lẻ 1 hộp bánh giá 50.000đ. Mua combo 2 hộp giảm còn 90.000đ
- Tặng quà khuyến mãi đúng thời điểm. VD: Trước thềm năm học mới, Milo đã tung CTKM mua 12 lốc milo tặng kèm 1 chiếc balo đi học.
- Tăng dịch vụ hậu mãi. Trong thời đại CTKM ngày càng bị “bão hòa” thì việc tăng tăng dịch vụ hậu mãi như kéo dài thời gian bảo hành, miễn phí kiểm tra/ sửa chữa thiết bị, chính sách đổi trả 1 – 1,… sẽ gia tăng cơ hội chiến thắng trên thị trường đầy cạnh tranh.

Vì tính chất phức tạp, nếu không quản lý tốt, các DN thường gặp phải tình trạng chồng chéo khuyến mại, sales truyền đạt nhầm/ sai tiêu chí khuyến mãi đến chủ cửa hàng. Chủ cửa hàng lại áp dụng sai KM với người tiêu dùng hoặc cố tình tư lợi hàng KM dẫn đến hệ quả CTKM triển khai kém hiệu quả, thua thiệt so với đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh CTKM, Free Ship là 1 “điểm chạm” nữa thu hút người mua hàng. Theo khảo sát, có tới 85% người mua hàng mong muốn được miễn phí vận chuyển thay vì vận chuyển nhanh. Nếu phí vận chuyển đắt sẽ dẫn đến tỉ lệ bỏ mua hàng tăng cao. Đó là lý do vì sao các sàn TMĐT liên tục phải tung ra các mã Freeship, hoặc trợ giá ship như 1 yếu tố cạnh tranh.

Nắm bắt được tâm lý này của người mua hàng, các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách: đạt giá trị đơn hàng tối thiểu để được miễn phí giao hàng hoặt tung ra các voucher miễn phí vận chuyển,…

PV
0 Nhận xét